Chiến lược đến thực thi khi vận hành doanh nghiệp

Phần 1: Chiến lược – Strategy

Chiến lược không chỉ định hình tầm nhìn dài hạn của doanh nghiệp. Nó còn vạch rõ lộ trình giúp doanh nghiệp biến tham vọng thành hiện thực. Có chiến lược rõ ràng, cụ thể giúp doanh nghiệp thành công.

#1 – Ý nghĩa Thương hiệu (Brand Purpose): “Tại sao chúng ta lại làm những thứ chúng ta làm mỗi ngày?”. Khi hiểu tại sao tự khắc bạn sẽ biết làm thế nào.
#2 – Phân khúc (Segmentation): Không thể bán cùng một sản phẩm/dịch vụ cho mọi khách hàng.
#3 – Insight: Tìm kiếm những động lực “tiềm ẩn” thúc đẩy sự thay đổi hành vi của khách hàng.
#4 – Giá trị (Value): Thay vì chỉ chú trọng vào tính năng sản phẩm hay chiến dịch hào nhoáng. Thương hiệu nên tập trung vào việc gia tăng giá trị của chúng.
#5 – Tập trung (Focus): Những gì bạn chọn không làm cũng quan trọng như những gì bạn chọn làm.
#6 – Sự phối hợp (Congruence): Phối hợp để nâng cao hiệu quả.

Phần 2: Thực thi – Execution

Điều mà nhà lãnh đạo và marketers lưu ý khi biến những dòng chiến lược trên giấy thành hành động thực tiễn? Luôn đặt khách hàng làm trọng tâm, không ngừng đổi mới, sáng tạo… cùng nhiều yếu tố khác. Thực thi, lọc các vấn đề tưởng chừng phức tạp trong thực thi thành những điều cô đọng, dễ hiểu, cùng với hướng dẫn cụ thể. Giúp doanh nghiệp tối ưu hiệu suất và mang lại kết quả kinh doanh tốt hơn.

#7 – Mối quan tâm (Interest): Truyền tải những điều mà người tiêu dùng quan tâm. Nếu không thì bất kỳ chiến lược truyền thông hay content nào cũng không thể thu hút được sự chú ý.
#8 – Đổi mới (Innovation): Đổi mới sáng tạo để tránh thụt lùi so với đối thủ cạnh tranh.
#9 – “Kịch tính hóa” (Dramatization): Lựa chọn giữa việc trở nên “thú vị” hoặc “bị lãng quên”.
#10 – Tính sáng tạo (Creativity): Sự kết nối mới mẻ giữa các khái niệm (concept), con người và sự vật, sự việc.
#11 – Đánh giá (Judgement): Nói đi đôi với làm. Thực thi ngoài thị trường là những gì người tiêu dùng trải nghiệm, không phải chiến lược trên giấy.
#12 – Ứng biến (Improvisation): Linh hoạt xử lý tình huống dựa trên bối cảnh thực tế hơn là bị rập khuôn.

Phần 3: Bản thân – Self

Mục đích cuối cùng của công nghệ, chiến lược và công cụ là nhằm nâng cao năng lực và hỗ trợ người sử dụng. Do đó, cải thiện bản thân là điểm khởi đầu quan trọng nhất. Trong phần này, những yếu tố quan trọng nhất, góp phần nâng cao năng lực của một cá nhân, để từ đó họ vừa có thể làm tốt vai trò của một nhà lãnh đạo, vừa trở thành một người học suốt đời .

#13 – Cái tôi (Ego): Điều chỉnh độ lớn cái tôi phù hợp với tình huống sẽ mang lại kết quả mong đợi. Cái tôi quá thấp sẽ tạo nên sự tự ti, và ngược lại sẽ trở thành kiêu ngạo.
#14 – Quyền tự chủ (Autonomy): Trao quyền cho nhân viên đúng cách giúp mang lại hiệu quả kinh ngạc.
#15 – Học hỏi (Learning): Đảm bảo hiểu rồi tái vận dụng thay vì sao chép mù quáng những gì mà người khác đã thực hiện.
#16 – Tự nhận thức (Self-awareness): Hãy là nhà phê bình công bằng và nghiêm khắc nhất của chính bản thân.
#17 – Trách nhiệm (Dutifulness): Thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
#18 – Chính trực (Integrity): Bạn có thể thất bại nhưng không được đánh mất sự chính trực.

spot_img

CÓ THỂ BẠN THÍCH

Xây dựng chiến lược Digital Marketing cho người mới

Các doanh nghiệp đã và đang sử dụng và đầu tư ngân sách nhiều hơn bao giờ...

Sự khác biệt giữa Outbound Marketing và Inbound Marketing

Khi đề cập đến tìm kiếm khách hàng tiềm năng và lấp đầy đầu phễu bán hàng,...

Sự thật của ngành công nghiệp đặt tên thương...

“Bí quyết để tạo nên một tên gọi ‘hay’ cho khách sạn là gì? Trước hết phải xây...